CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ HẬU COVID

I/ TỔNG QUAN

1. Những nhóm người nào hay bị hậu Covid?
Các nghiên cứu cho thấy người già, phụ nữ, những người bị Covid nặng, nhiều triệu chứng thì dễ bị hậu Covid hơn.

2. Tỷ lệ bệnh nhân bị hậu Covid là bao nhiêu?
Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân bị các triệu chứng HẬU COVID khá cao, chiếm khoảng 50% trong số các bệnh nhân đã từng phải nhập viện điều trị Covid và 19 % với những bệnh nhân khi bị Covid với các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng (1).

3. Các triệu chứng thường gặp là gì?
Covid có thể gây tổn thương đa cơ quan. Vì vậy, hậu Covid cũng có các triệu chứng của hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Một số triệu chứng thường gặp như: Mệt mỏi chiếm 51%, rối loạn khứu giác - vị giác chiếm 37 %, khó thở 36%, kém tập trung 28 %. Ngoài ra còn có: ho, hụt hơi, mất ngủ, lo âu, trầm cảm, hồi hộp đánh trống ngực, đau cơ khớp kéo dài...

4. Làm thế nào để khẳng định các triệu chứng là do hậu Covid?
Cần phải có bác sỹ chuyên khoa và cơ sở y khoa đủ khả năng loại trừ các bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự trước khi khẳng định và điều trị phục hồi chức năng hậu Covid.

5. Các triệu chứng của hậu Covid kéo dài bao lâu?
Theo một nghiên cứu tại Anh cho thấy thời gian tồn tại triệu chứng hậu Covid thường kéo dài trên 05 tháng, có khi trên 12 tháng.

6. Vắc xin có ảnh hưởng tới hậu Covid không?
Có. Theo một nghiên cứu tại Anh được báo cáo vào tháng 02/2022 cho thấy: Những người được tiêm đủ Vắc xin thì giảm 50% nguy cơ bị hậu Covid.

II/ ĐIỀU TRỊ

1. Có thuốc nào chữa khỏi hậu Covid không?
Cho đến nay trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu về hậu Covid nhưng CHƯA CÓ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU. Quý bệnh nhân hãy lưu ý để tránh phải chi những khoản tiền lãng phí vô ích khi được hứa hẹn. 
 Sự phục hồi chủ yếu dựa vào quá trình tự luyện tập của bệnh nhân dưới sự tư vấn, hướng dẫn ban đầu của thầy thuốc, chuyên gia.

2. Tùy vào các triệu chứng bệnh nhân có mà bác sỹ sẽ tư vấn cách luyện tập để phục hồi:

Ví dụ:
a) Cách khắc phục triệu chứng MỆT MỎI, KHÓ THỞ:
- Lên lịch trình cụ thể cho các việc phải làm trong ngày. Tránh gắng sức quá mức.
- Chia những công việc “nặng nhọc” thành nhiều phần với khối lượng nhỏ hơn và hoán đổi giữa các việc dễ và các việc khó.
- Hãy chọn thời điểm thích hợp trong ngày để làm những việc cần nhiều năng lượng
- Chia nhiều khoảng nghỉ ngắn hơn là ít lần nghỉ dài. Hãy nghỉ khi cảm thấy đuối sức.
- Phải tiếp tục chứ không được ngưng những công việc mà chúng làm bạn khó thở.
- Tăng dần thời gian và độ nặng khi tập thể dục, thể thao...

b) Cách cải thiện TINH THẦN, CẢM XÚC.
- Hãy quan tâm, chăm sóc bản thân nhiều hơn. Phải chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đón nhận “ngày mai có thể tệ hơn hôm nay”.
- Hãy kết nối nhiều hơn với người thân, bạn bè và xã hội.
- Hãy tiếp tục công việc và các hoạt động thường nhật, cần năng động hơn.

c) Giảm ĐAU LƯNG, ĐAU CƠ, KHỚP.
Luyện tập các môn tăng sức dẻo dai như Yoga, thái cực quyền, các môn tăng cường sức mạnh như leo cầu thang, tập tạ...Lưu ý khi bắt đầu tập môn mới hãy tư vấn bác sỹ chuyên khoa.

Nếu quan tâm, Quý bệnh nhân hãy kết bạn Zalo theo số 0913 646 848 và nhắn tin “Hậu Covid” để được đưa vào nhóm và có các bác sỹ chuyên khoa tư vấn.


BS CKII Nguyễn Đắc Lực 

Tài liệu tham khảo:
1) Long Covid: the symptoms and tips for recovery/ Heart Matter/ Bristsh Heart Foundation/ Updated 18 February 2022
2) Summary of joint guideline on the management of long COVID/ Steve Chaplin/ First published: 15 September 2021

----------
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y ĐỨC 
 Chúng tôi biết bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Cảm ơn bạn đã trao cho chúng tôi cơ hội để chăm sóc sức khoẻ của bạn.
 Hotline: 098 976 3532 
 Email: hotro@phongkhamyduc.vn 
 93/81/2B, Khu phố 8, P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
 2392, Đường Quốc lộ 1 A, Ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, H. Trảng Bom, Đồng Nai.
 173A Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.