ĐAU KHỚP GỐI (Bài 5)

CÁCH GIẢM CÂN TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

1. Phần giới thiệu

Giảm cân (nếu thừa cân) và tập thể dục là 02 biện pháp chính trong điều trị thoái hoá khớp gối. Việc giảm cân đã khó nhưng duy trì được cân nặng sau khi đã giảm cân còn khó hơn rất nhiều. Hiệu quả của việc điều trị thoái hoá khớp lại phụ thuộc nhiều vào sự duy trì dài hạn và đều đặn của việc tập thể dục cùng với sự duy trì cân nặng lý tưởng.

Thừa cân, béo phì được giới y khoa đề cập cách đây hơn 2.000 năm. Chỉ số BMI (Body Mass Index) được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay để tính thừa cân béo phì:

- Thiếu cân khi BMI < 18.5

- Thừa cân khi BMI từ 25 - 29.9

- Béo phì khi BMI >30

- Béo phì mức độ nặng khi BMI > 40

* Cách tính BMI = cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)

Còn một số chỉ số khác để tính nguy cơ của thừa cân béo phì như đo chu vi vòng eo (Waist circumference-WC) (Hình 1). Nếu WC > 102 cm ở nam và WC > 88 cm ở nữ thì tăng nguy cơ tai biến tim mạch và chuyển hóa.

Không có mô tả ảnh.

Béo phì ở người lớn làm giảm tuổi thọ đáng kể, đặc biệt là béo phì xảy ra khi còn trẻ < 40 tuổi. (Hình 2)

Béo phì có liên quan (làm nặng thêm) đến 30 bệnh khác nhau: các bệnh của hệ tim mạch, nội tiết, cơ xương khớp, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, tâm thần, da liễu…)

Tổng “thiệt hại” liên quan đến béo phì tại Mỹ năm 2017 là 1.400 tỷ đô la (1). Cùng năm đó GDP của Việt Nam là 281.4 tỷ đô la.

Không có mô tả ảnh.

Tại Mỹ, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở người trên 20 tuổi là trên 40% (Hình 3). Có khoảng hơn một phần ba số người lớn đã cố gắng giảm cân nhưng chỉ có 20 % số họ duy trì được chế độ ăn kiêng ít năng lượng và tập thể dục đều đặn (5).

Có thể là hình minh họa về văn bản cho biết 'HÌNH TRÍ ĐO CHU VI VÒNG EO (WC)'

2. Điều trị:

2.1. Mục tiêu điều trị: Nhằm đề phòng, ngăn chặn hay đảo ngược các biến chứng do béo phì gây ra và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo các nghiên cứu thì việc chỉ điều chỉnh lối sống (sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể lực) mà chưa dùng thuốc giảm cân hoặc phẫu thuật thì có thể giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể tuy nhiên việc duy trì nó thì lại khá khó. Việc kết hợp thêm thuốc giảm cân và đạt được mức 5-10 % được coi là hiệu quả tốt. Nếu giảm được quá 10% thì thật là tuyệt vời. Dựa vào các kết quả nghiên cứu này để chúng ta đặt ra mục tiêu giảm cân cho phù hợp.

Những người thừa cân béo phì mà có bệnh nền thì nên kiểm soát cân nặng tốt hơn. Tuy nhiên, việc giảm cân hay không là quyết định của mỗi cá nhân. Họ có thực sự mong muốn và quyết tâm thì mới giảm cân có hiệu quả.

Dưới đây là sơ đồ lựa chọn các biện pháp giảm cân dựa trên sự đánh giá về nguy cơ và lợi ích của việc giảm cân (Sơ đồ 1 và 1A).

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.

2.2. Các biện pháp điều trị thừa cân, béo phì:

- Tư vấn bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để hiểu biết và quyết tâm nhằm thực hiện “hành trình” giảm cân.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống.

- Tập luyện thể lực.

- Dùng thuốc

- Phẫu thuật.

2.2.1. Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng:

Tăng cường sự nhận thức và quyết tâm nhằm thực hiện “hành trình” giảm cân để tự quản lý, điều chỉnh các chế độ ăn, luyện tập… là hết sức quan trọng để đạt cân nặng mục tiêu và quan trọng hơn là duy trì được chúng lâu dài.

Tại Mỹ có rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng, các chương trình tư vấn trực tiếp cũng như online nhưng tỷ lệ duy trì được chế độ ăn kiêng và tập luyện thể lực lâu dài thì vẫn còn rất thấp (20%). Có rất nhiều lý do dẫn đến thất bại trong điều trị trong đó “thiếu bản lĩnh” là yếu tố quan trọng. Hầu hết trong chúng ta đều biết hậu quả của béo phì nhưng nhiều người chỉ “nghe”, “thấy” chứ chưa “bị” nên mức độ quyết tâm còn chưa cao.

2.2.2. Chế độ ăn:

Có rất nhiều chế độ ăn cụ thể được giới thiệu tại Mỹ nhưng đa số khó có thể áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều trị thừa cân béo phì tại Việt Nam có một thuận lợi rất lớn là rau quả sẵn có và chi phí thấp.

Hoàn cảnh cá nhân đóng vai trò khá quan trọng việc áp dụng và duy trì chế độ ăn, ví dụ: tính chất công việc bắt buộc mình phải ăn uống theo tập thể, không có thời gian chế biến, điều kiện kinh tế…Tuy nhiên không có việc gì là không thể khi mình quyết tâm và tìm mọi biện pháp để đạt được nó.

Để tuân thủ và duy trì được một chế độ ăn hợp lý cần phải tư vấn bác sỹ hoặc bản thân bệnh nhân/thân nhân phải tìm hiểu và biết rõ hàm lượng các chất, mức năng lượng trong các thực phẩm mà mình thương xuyên sử dụng (phù hợp với hoàn cảnh cá nhân) để điều chỉnh và đưa ra một chế độ ăn phù hợp. Mức năng lượng tiêu hao hàng ngày, các bệnh kèm theo có phải điều chỉnh các chất cho phù hợp không… là khác nhau ở mỗi người.

Mức năng lượng hợp lý là 800-1.200 kcl/ngày: Không nên uống các loại nước có calo (chỉ nên uống nước lọc), giảm tối đa tinh bột, giảm chất béo, tăng cường rau xanh.

Kiểm soát các yếu tố kích thích gây thèm ăn, khiến ăn nhiều.

Rèn luyện thói quen ăn uống (nên ăn chậm lại).

2.2.3. Tập thể dục:

Các nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục ở mức độ trung bình (trừ aerobic và các môn tập sức bền-tập nặng) thì hiệu quả giảm cân rất khiêm tốn, kém hơn kiểm soát chế độ ăn. Tuy nhiên, sự tiêu hao năng lượng do tập thể dục lại duy trì cân nặng hiệu quả. Hơn nữa lợi ích của tập thể dục về giảm tỷ lệ bệnh, giảm tỷ lệ tử vong cho các bệnh nền thì lại vô cùng to lớn.

Khởi đầu thường tập ít nhất 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần và sẽ tăng dần. Việc lựa chọn các môn tập phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, sở thích, các bệnh kèm theo sao cho có thể duy trì được lâu dài.

2.2.4. Dùng thuốc

Việc dùng thuốc thường có hiệu quả giảm cân tốt, nhưng chỉ nên dùng khi BMI > 30 hoặc BMI từ 27- 29.9 với những người có bệnh nền mà họ đã dùng các biện pháp như trên trong 3-6 tháng nhưng cân nặng không giảm được 5% trọng lượng cơ thể.

Việc lựa chọn thuốc nào phải xem xét các bệnh nền… và trước tiên nên dùng một loại.

Thuốc được lựa chọn nhiều nhất là nhóm glucagon-like peptide 1 (GLP-1) agonist (ví dụ tên thuốc: semaglutide). Nếu thuốc trên mà không hiệu quả hoặc không dung nạp thì đổi sang orlistat (thuốc này thường bị hạn chế bởi một số tác dụng phụ của nó) hoặc Phentermine.

2.2.5. Đặt dụng cụ vào dạ dày:

Có nhiều loại dụng cụ có thể đặt vào dạ dày để chữa béo phì như: đặt bóng vào dạ dày để tạo cảm giác no, hệ thống kích thích điện để ức chế dây thần kinh số X …. Những bệnh nhân không đáp ứng khi dùng thuốc hoặc không muốn phẫu thuật thì có thể đặt bóng (hình 4)

Uống Hydrogel mỗi ngày 02 lần truớc khi ăn. Chất này tráng một lớp ở dạ dày, ruột tạo cảm giác no. Chúng không được hấp thu vào máu.

2.2.6. Phẫu thuật điều trị béo phì (Bariatric surgery)

Dùng cho những bệnh nhân bị béo phì mức độ nặng (BMI > 40) hoặc BMI tư 35- 39.9 nhưng có ít nhất một bệnh nền nặng mà dùng các biện pháp khác không hiệu quả.

Phẫu thuật có thể giảm được 40% trọng lượng cơ thể sau 12-18 tháng.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng thông dụng nhất vẫn là phương pháp nối tắt dạ dày ruột non (Roux-en-Y gastric bypass) (Hình 5)

3. Những phương pháp giảm cân không được khuyến cáo (không nên dùng):

3.1. Hút mỡ:

Các nghiên cứu cho thấy hút mỡ không làm giảm kháng insuline, không làm giảm nguy cơ bệnh động mạch vành.

3.2. Dùng các chất bổ sung:

Hiện nay nhiều chất bổ sung để giảm cân được sử dụng rất rộng rải tuy nhiên tính hiệu quả và độ an toàn chưa được chứng minh vì vậy tác giả không khuyên dùng.

Ví dụ: ephedra (Ma hoàng), green tea (trà xanh), chromium, chitosan và guar gum.

3.3. Châm cứu:

Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy hiệu quả giảm cân ít. Cần có thêm nhữrng nghiên cứu lớn.

4. Nguy cơ của việc giảm cân:

Đa số các thuốc điều trị béo phì đều có tác dụng phụ tuy không nghiêm trọng.

Những người giảm cân nhanh thường có sự trào ngược cholesterol lên đường mật gây nguy cơ sỏi mật. Đề phòng bằng cách thỉnh thoảng ăn một lượng mỡ vừa phải để kích thích túi mật co bóp có thể đề phòng nguy cơ này.

5. Duy trì cân nặng đã được giảm:

Hiện tượng tăng cân trở lại khá phổ biến. Cơ thể thường “tự đặt ra” một mức cân nặng nào đó. Khi giảm cân (giảm lượng mỡ) thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết ra hooc môn làm tăng cân trở lại. Vì lý do trên, để duy cân nặng sau khi giảm cân là một thách thức mà người bệnh cần phải kiên trì và có bản lĩnh.

Phẫu thuật và dùng thuốc giảm cân dài hạn có thể thay đổi việc “tự ý” này.

BS CKII Nguyễn Đắc Lực

Tài liệu tham khảo:

1) Overweight and obesity in adults: Health consequences/ Authors:Leigh Perreault, MD Blandine Laferrère, MD/ Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: Sep 30, 2022.

2) Obesity in adults: Prevalence, screening, and evaluation/ Author: Leigh Perreault, MD/ Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: Apr 27, 2021.

3) Behavioral therapy Obesity in adults/ Authors:Leigh Perreault, MD Marissa Burgermaster, PhD, MA, MAEd/ Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: Jul 12, 2022.

4) Role of physical activity and exercise- Obesity in adults: / Author: Leigh Perreault, MD Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: Sep 15, 2021.

5) Dietary therapy -Obesity in adults/ Authors: Leigh Perreault, MD Linda M Delahanty, MS, RD/ Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: May 10, 2022.

6) Drug therapy -Obesity in adults/ Author: Leigh Perreault, MD/ Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: Oct 06, 2022.

7) Bariatric surgery for management of obesity: Indications and preoperative preparation/ Author: Robert B Lim, MD, FACS, FASMBS/ Literature review current through: Feb 2023. | This topic last updated: Jan 04, 2023.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'HÌNH TYLỆTỬ VONG LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN BÉO PHÌ 2i6'

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Có thể là hình ảnh về văn bản

----------

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y ĐỨC

🙏Chúng tôi biết bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Cảm ơn bạn đã trao cho chúng tôi cơ hội để chăm sóc sức khoẻ của bạn.

☎ Hotline: 098 976 3532

📧 Email: hotro@phongkhamyduc.vn

🌐 http://phongkhamyduc.vn

🏥 93/81/2B, Khu phố 8, P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

🏥 2392, Đường Quốc lộ 1 A, Ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, H. Trảng Bom, Đồng Nai.